Bác sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp, chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, tư vấn:
Nội tạng động vật là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là cánh mày râu.
Một số bộ phận như gan có lượng vitamin A, D, sắt rất cao; óc động vật chứa axit béo omega-3… Tuy nhiên, nội tạng động vật cũng chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt, nếu thường xuyên ăn sẽ làm tăng mỡ máu và có hại cho tim mạch.
Ngoài ra, thận và gan của động vật thường tích tụ một lượng lớn cadmium. Đây là một loại kim loại nặng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào sinh tinh trong cơ thể, gây rối loạn đến quá trình sản xuất tinh trùng. Điều đó góp phần vào các tác nhân ảnh hưởng tới chức năng sinh sản, sinh tinh của nam giới và gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nam giới.
Vì vậy, chúng ta nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ nội tạng động vật, lựa chọn chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
Theo Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn ghi nhận 2 ca sốt xuất huyết tử vong trong năm nay. Bệnh nhân đầu tiên mới 19 tuổi (quận Hà Đông) có kèm theo bệnh nền. Trường hợp thứ hai là nữ bệnh nhân 45 tuổi (quận Hoàn Kiếm).
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái - Trung tâm Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà nhưng có một số trường hợp biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng, đặc biệt người có bệnh nền đi kèm.
Bác sĩ Thái cho biết, vắc xin sốt xuất huyết đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng. Nhưng vắc xin này không đạt miễn dịch ổn định, không sinh miễn dịch với tất cả chủng virus Dengue, cụ thể là tuýp Den-2.
Nhiều người mong đợi vắc xin sốt xuất huyết nhất là người có bệnh nền, trẻ nhỏ vì nguy cơ biến chứng cao. Tuy nhiên, bác sĩ Thái chia sẻ, chúng ta không nên nghĩ người mắc bệnh nền tiêm vắc xin sốt xuất huyết sẽ được bảo vệ khỏi virus.
Ví dụ điển hình là Philippines, nơi có tỷ lệ người mắc sốt xuất huyết rất cao. Năm 2016, quốc gia này đã đưa vắc xin phòng sốt xuất huyết vào tiêm chủng đại trà. Tuy nhiên, loại vắc xin đó không phù hợp với nhóm người dễ bị tổn thương nhất, gồm trẻ em 5-9 tuổi. Vắc xin có tác dụng phòng chống bệnh hiệu quả đối với những người từng nhiễm virus. Nhưng một số người từng tiêm vắc xin có thể diễn biến xấu hơn khi mắc bệnh. Sau đó, Philippines đã cấm sử dụng loại vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới này.
Theo ông Thái, một loại vắc xin sốt xuất huyết mới đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng tại Nhật Bản.
So với các bệnh truyền nhiễm khác, sốt xuất huyết có nhiều đặc thù. Vắc xin hiện nay chưa khả thi, có lẽ vì vậy nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam dù có sốt xuất huyết lưu hành nhưng chưa triển khai vắc xin.
Sốt xuất huyết Dengue gồm các tuýp là Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4. Người bệnh sẽ có miễn dịch trọn đời với tuýp virus đã mắc nhưng không có miễn dịch chéo với các tuýp virus còn lại nên vẫn tái nhiễm. Các tuýp đều có nguy cơ biến chứng nặng như nhau nên người dân không được chủ quan.
Cách phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là tiêu diệt tác nhân lây truyền bệnh (loăng quăng). Người dân chủ động tìm hiểu kiến thức liên quan đến bệnh để biết cách xử trí đúng khi có dấu hiệu sốt xuất huyết.
Tham dự hội nghị có ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ TT&TT, bà Trần Thị Diệu Thuý, Phó Chủ tịch TPHCM, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TPHCM, cùng đại diện các sở, ban, ngành của thành phố, các doanh nghiệp công nghệ số và đại diện các doanh nghiệp, cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên địa bàn quận Phú Nhuận.
Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ TT&TT, đến nay tỉ trọng TMĐT trên tổng bán lẻ của Việt Nam chỉ chiếm 8%, trong khi đó trung bình thế giới là 19,4%, đặc biệt một số quốc gia như Trung Quốc tỉ trọng này đạt 43%, Anh 35%, Hàn Quốc 28%, Mỹ 26%, cho thấy tiềm năng phát triển TMĐT của Việt Nam vẫn còn rất nhiều.
Thực tế Việt Nam có 1,4 triệu cửa hàng tạp hoá, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn. Lĩnh vực này không chỉ tạo ra hàng hoá cho nền kinh tế mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Toàn bộ hoạt động bán buôn, bán lẻ đang đóng góp gần 10% cho GDP quốc gia năm 2023, cho thấy tầm quan trọng của bán buôn, bán lẻ trong phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Ông Trần Minh Tuấn cho biết, đánh giá gần nhất của Cục Kinh tế số và Thương mại điện tử của Bộ Công thương, mỗi người Việt Nam trung bình mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng, cho thấy sự phổ biến và nhu cầu ngày càng cao đối với TMĐT, giá trị thị trường TMĐT của Việt Nam liên tục tăng từ năm 2018 – 2023, doanh thu đã đạt đến 20,5 tỉ USD vào năm 2023, ước lượng tăng trưởng khoảng 200%.
Tại Trung Quốc với văn hoá kinh doanh bán lẻ giống như Việt Nam, tốc độ tăng quy mô của các chợ truyền thống đã giảm từ 0,11% vào năm 2017 xuống còn 0,05% vào năm 2023, từ đó giúp doanh thu bán lẻ TMĐT chiếm đến 27% doanh thu bán lẻ Trung Quốc và 67% dân số nước này đã sử dụng dịch vụ bán buôn, bán lẻ trên TMĐT.
Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tế tại Việt Nam, ngày 28/8, Bộ TT&TT đã phê duyệt chương trình hỗ trợ cửa hàng bán lẻ chuyển đổi số. Quận Phú Nhuận, TPHCM là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc triển khai thí điểm đầu tiên chương trình này.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long, Hội nghị là "phát súng" đầu tiên triển khai chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp bán lẻ, bán buôn trên cả nước, trong đó quận Phú Nhuận, TPHCM là địa bàn đầu tiên được chọn làm thí điểm.
Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, trong các lĩnh vực để phát triển kinh tế số, chuyển đổi số tạo ra tăng trưởng nhanh nhất là thương mại dịch vụ, vì thế cần tập trung vào chuyển đổi số ở lĩnh vực này, điển hình là TMĐT trong bán lẻ, bán buôn.
Thứ trưởng Phạm Đức Long phân tích, TMĐT trên tổng bán lẻ của Việt Nam mới chỉ 8%, nếu thay đổi được tỉ lệ này bằng với mức trung bình thế giới là 19,4%, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ thêm 2,1%, đây là một con số rất lớn.
Bộ TT&TT cũng ước tính, nếu làm TMĐT kết hợp với mạng xã hội, thì doanh thu của các doanh nghiệp có thể tăng trưởng 32%.
Ở lĩnh vực bán buôn, trên thế giới 88% doanh nghiệp bán buôn đã chuyển sang TMĐT, doanh thu hằng năm tăng trưởng 49%. Tiềm năng hiện nay của Việt Nam rất lớn, khi bán buôn trên TMĐT vẫn đang là con số 0.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long chia sẻ, sau khi làm việc với chính quyền TPHCM và cam kết đồng hành trong chuyển đổi số, ở lĩnh vực kinh tế số, trọng tâm mà Bộ TT&TT và thành phố chọn đó là chuyển đổi số thương mại và dịch vụ. Thúc đẩy chuyển đổi số trong bán lẻ, bán buôn kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích thay đổi và TPHCM sẽ trở thành đầu tàu dẫn dắt cả nước đi cùng.
Với việc TPHCM chọn Phú Nhuận làm thí điểm, quan điểm của Bộ TT&TT là tiến hành thí điểm thành công rồi sẽ phổ cập và nhân rộng. Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, phổ cập ở đây là bắt buộc các địa phương khác phải làm. Bộ TT&TT kì vọng với chương trình này doanh nghiệp bán lẻ, bán buôn trên địa bàn quận Phú Nhuận sẽ tạo ra sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của mình, tạo nên động lực phát triển kinh tế số, tạo động lực cho các quận khác của thành phố cùng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và tạo động lực cho cả nước phát triển. Việc thành công hay không của quận Phú Nhuận ở đây rất quan trọng,
Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, chương trình chuyển đổi số cửa hàng bán buôn, bán lẻ được đưa ra không phải do Bộ TT&TT tự nghĩ ra, mà mô hình này được học tập từ quốc tế, điển hình là Singapore và một số nước khác. Để đánh giá thế nào là bán lẻ, thế nào là bán buôn.
Trong chương trình này, Bộ TT&TT cũng đưa ra hoạt động khảo sát đánh giá mức độ chuyển đổi số các doanh nghiệp, cửa hàng, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ, để xem hiện nay các doanh nghiệp đang ở đâu trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.
Bộ TT&TT cũng làm việc với các doanh nghiệp công nghệ số để hỗ trợ các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ chuyển đổi số. Các doanh nghiệp này cam kết sẽ hỗ trợ cho các đơn vị sử dụng dịch vụ miễn phí ít nhất 6 tháng, nếu thành công sau này mới thu phí, Bộ TT&TT sẽ trao đổi với các doanh nghiệp để đưa ra mức phí hợp lý nhất.
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TPHCM cho biết, trong thời gian tới Sở TT&TT sẽ phối hợp với UBND quận Phú Nhuận, thực hiện các yêu cầu của chương trình đưa ra như: thí điểm khảo sát, đo lường, đánh giá hiện trạng và mức độ sẵn sàng thương mại điện tử, khả năng sử dụng công nghệ số thực hiện chuyển đổi số 2.000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ hoạt động trên địa bàn quận Phú Nhuận.
Xác định nhu cầu cụ thể, khả năng tiếp cận, thách thức và rào cản mà các doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ trong quá trình chuyển đổi số.
Hỗ trợ kết nối giữa doanh nghiệp hộ kinh doanh có nhu cầu chuyển đổi số và các doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số. Thu thập các thông tin, số liệu liên quan để làm cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số.
Đồng thời nắm bắt, xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ để phục vụ cho công tác quản lý và hoạch định chiến lược của thành phố.
Ông Đỗ Đăng Ái, Phó Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận cho biết, UBND quận Phú Nhuận sẽ triển khai chương trình một cách tích cực, đảm bảo tiến độ và đặc biệt chất lượng các phiếu khảo sát sẽ phản ánh đúng thực chất. Theo ông, việc chọn Phú Nhuận làm thí điểm sẽ giúp các hộ kinh doanh trên địa bàn tiếp cận được các công nghệ số khi chuyển đổi số.
" alt=""/>'Phát súng' đầu tiên triển khai chương trình chuyển đổi số cho bán buôn, bán lẻ